Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Searcher Personas lấy người dùng làm trọng tâm Seo






Cách đây không lâu, khi hướng dẫn quy trình SEO từ dưới lên chúng tôi sẽ giải thích rằng các từ khóa chính là nền tảng để SEO - cần phải bắt đầu và làm việc với từ khóa đó.

Gần đây, Google đã đưa ra một số thuật toán mới nhằm hướng đến người dùng để họ có thể dễ dàng kiểm soát hơn trong việc tìm kiếm thông tin. Chim ruồi là một bước tiến lớn hướng tới tìm kiếm ngữ nghĩa và đàm thoại tốt hơn. Còn “Not provided” thì làm mất dữ liệu từ khóa trên các trang web của chúng ta. Khối lượng dữ liệu tìm kiếm từ khóa di chuyển sâu vào bên trong AdWords cùng với công cụ Keyword Planner. Trong khi đó, phân đoạn người dùng (user segmentation) (http://searchenginewatch.com/article...anced-Segments) được đưa vào Google Analytics để chuyên viên tiếp thị có khả năng thực hiện phân tích các nhóm tương tự.

Thông điệp này rất rõ ràng: Google đang tránh xa các từ khóa. SEO ngày nay nằm trong tay người dùng và cách thức mọi người sử dụng khám phá các truy vấn tìm kiếm. Trên thực tế, tiếp thị số nói chung đang di chuyển trọng tâm về phía người dùng, như các chuyên gia SEO thường nói đó là theo phong trào cho dù chúng ta có thích hay không. Vì vậy, làm sao chúng ta có thể lấy các khái niệm người dùng làm trọng tâm cho SEO?

Việc nghiên cứu từ khóa là quan trọng hơn bao giờ hết, nhưng bây giờ chúng ta hãy với searcher personas (nó rất giống với người dùng tiềm năng (user personas), tiếp thị tiềm năng (marketing personas) và khách hàng tiềm năng (customer personas)). Chúng tôi sử dụng các nghiên cứu từ khóa như một nguồn dữ liệu để hiểu rõ hơn về những personas – một khái niệm cũng được hình thành trong tiếp thị.

Personas: Những nguyên tắc cơ bản

Persona có hai chức năng chính: cung cấp ngữ cảnh xung quanh người dùng đại diện bởi persona và tạo ra cảm giác cảm thông đối với những người dùng.

Trong thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ có khả năng hiểu biết và cảm thông đối với mỗi khách hàng tiềm năng. Mục đích chính là nhóm các khách hàng mục tiêu với nhau và cung cấp cho mỗi nhóm những phẩm chất riêng của mỗi cá nhân. Vì vậy, với mỗi tính cách của mỗi con người sẽ có hiệu quả khi đại diện cho tất cả người dùng.

Trước tiên, để hiểu khái niệm về persona thì bạn cần phải hiểu khái niệm nguyên mẫu. Nguyên mẫu là mô hình ban đầu mà các mô hình sau sẽ theo mẫu đó mà xuất hiện.

Carl Jung – nhà phân tâm học nổi tiếng người Thụy Sĩ đã nghiên cứu rất kỹ khái niệm này bạn có thể nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về khái niệm này. Một ví dụ điển hình của nguyên mẫu là “The Shadow” – biểu tượng bằng hình ảnh Darth Vader, Agent Smith hoặc Mr. Hyde.

Mặc dù mỗi nhân vật có phẩm chất đặc biệt nhưng họ cũng có một số phẩm chất chung của những Shadow.

Khi chúng tôi xây dựng persona, chúng tôi sử dụng dữ liệu (như khối lượng từ khóa tìm kiếm, nghiên cứu thị trường, các cuộc thăm dò người dùng, phân tích web…) để tìm thấy những phẩm chất chung ấy tương tự qua rất nhiều người. Khi nó được xem là thực sự quan trọng để tạo ra cá tính thì chúng tôi muốn có một nhân vật giống như một con người thực sự. Một con người thực sự không phải là trong độ tuổi từ 35-45 tuổi mà là được sinh ra tại một thời điểm cụ thể vào một ngày cụ thể.
Khi tạo ra personas, chúng tôi tìm kiếm độ chính xác. Chúng tôi sẽ cung cấp cho persona một độ tuổi cụ thể biết rằng nó không phản ánh chính xác độ tuổi của mỗi người được đại diện trong persona của chúng tôi.

Kết hợp người tìm kiếm Personas vào SEO

Lý tưởng nhất, khi bắt đầu nỗ lực phát triển persona thì bạn hãy sử dụng phương pháp "top-down", bạn bắt đầu bằng cách tạo ra tiếp thị số personas sẽ làm việc trên tất cả các kênh (không phải chỉ tìm kiếm công cụ tiếp thị). Bạn tiếp tục bằng cách thực hiện phân tích sâu hơn về thói quen của mỗi persona từ góc độ tìm kiếm tự nhiên.

Tôi thích cách tiếp cận này bởi vì cùng một personas cấp cao có thể được sử dụng để kết hợp chặt chẽ với tất cả các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số (và thậm chí có thể ẩn) – tất cả mọi người tham gia vào tiếp thị và sản xuất nội dung (không phải chỉ SEO) sử dụng các persona giống nhau.
Khi đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng các persona thì hãy suy nghĩ về quy trình của bạn ví dụ như:

- Chọn mục tiêu personas: hạng người nào mà bạn đang tìm kiếm để thu hút đến trang web của bạn? Nhóm họ lại với nhau thành 3-5 nhóm và cho họ chức danh để họ tương tác với nhau.

- Chú ý đánh dấu: tập hợp một số thành viên nhóm với nhau và suy nghĩ để thêm thông tin về mỗi persona bằng cách sử dụng kiến thức hiện có và giả định của bạn. Trên thực tế, có một vài người sử dụng ghi chú thực sự nhưng về cá nhân tôi thì tôi thích ghi ra một bảng Excel lớn.

- Xác định ngữ cảnh kinh doanh: kiểm tra công việc để chắc chắn rằng mỗi persona là phù hợp với mục tiêu kinh doanh, dịch vụ và bạn hoàn toàn hiểu được ngữ cảnh. Bạn cần phải ghi chú thêm điều này.

- Thu thập dữ liệu: có thể nói đây là phần khó khăn nhất trong tiến trình này. Dữ liệu không dễ dàng có được và những dữ liệu tốt thường là rất tốn kém. Một điều cực kỳ quan trọng đó là bạn sử dụng đúng các dữ liệu và giải thích một cách chính xác nếu bạn không muốn personas bị lệch hướng. Đối với tìm kiếm, nghiên cứu từ khóa là một nguồn dữ liệu cực kỳ quan trọng.

- Tạo ra các thẻ: thu thập lại tất cả các chú ý và dữ liệu sau đó tổng hợp tất cả để có thể chia sẻ, in, “thẻ” trực quan hấp dẫn (một slide PowerPoint là rất hiệu quả) cho mỗi persona. Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là hướng đến một chân dung persona chính xác.

Kết quả cuối cùng có thể giống như thế này:





Cuối cùng, bạn muốn tất cả mọi người tham gia phải suy nghĩ và nói chuyện về mục tiêu personas khi phát triển và thực hiện các sáng kiến tiếp thị. Các persona là “người” bạn đang tiếp thị và có nhu cầu phục vụ.

Còn có rất nhiều vấn đề cần chia sẻ về cách xây dựng personas điều khiển bằng dữ liệu và cách quy trình nghiên cứu từ khóa bị ảnh hưởng. Chúng tôi muốn biết các cuộc thảo luận trong tương lai: bạn đã sử dụng những gì hoặc kế hoạch sử dụng personas trong các sáng kiến tiếp thị công cụ tìm kiếm của bạn?

- Bài viết của tác giả Guillaume Bouchard (SearchEngineWatch).
- Nguồn www.thegioiseo.com.


Untitled






Cách đây không lâu, khi hướng dẫn quy trình SEO từ dưới lên chúng tôi sẽ giải thích rằng các từ khóa chính là nền tảng để SEO - cần phải bắt đầu và làm việc với từ khóa đó.

Gần đây, Google đã đưa ra một số thuật toán mới nhằm hướng đến người dùng để họ có thể dễ dàng kiểm soát hơn trong việc tìm kiếm thông tin. Chim ruồi là một bước tiến lớn hướng tới tìm kiếm ngữ nghĩa và đàm thoại tốt hơn. Còn “Not provided” thì làm mất dữ liệu từ khóa trên các trang web của chúng ta. Khối lượng dữ liệu tìm kiếm từ khóa di chuyển sâu vào bên trong AdWords cùng với công cụ Keyword Planner. Trong khi đó, phân đoạn người dùng (user segmentation) (http://searchenginewatch.com/article...anced-Segments) được đưa vào Google Analytics để chuyên viên tiếp thị có khả năng thực hiện phân tích các nhóm tương tự.

Thông điệp này rất rõ ràng: Google đang tránh xa các từ khóa. SEO ngày nay nằm trong tay người dùng và cách thức mọi người sử dụng khám phá các truy vấn tìm kiếm. Trên thực tế, tiếp thị số nói chung đang di chuyển trọng tâm về phía người dùng, như các chuyên gia SEO thường nói đó là theo phong trào cho dù chúng ta có thích hay không. Vì vậy, làm sao chúng ta có thể lấy các khái niệm người dùng làm trọng tâm cho SEO?

Việc nghiên cứu từ khóa là quan trọng hơn bao giờ hết, nhưng bây giờ chúng ta hãy với searcher personas (nó rất giống với người dùng tiềm năng (user personas), tiếp thị tiềm năng (marketing personas) và khách hàng tiềm năng (customer personas)). Chúng tôi sử dụng các nghiên cứu từ khóa như một nguồn dữ liệu để hiểu rõ hơn về những personas – một khái niệm cũng được hình thành trong tiếp thị.

Personas: Những nguyên tắc cơ bản

Persona có hai chức năng chính: cung cấp ngữ cảnh xung quanh người dùng đại diện bởi persona và tạo ra cảm giác cảm thông đối với những người dùng.

Trong thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ có khả năng hiểu biết và cảm thông đối với mỗi khách hàng tiềm năng. Mục đích chính là nhóm các khách hàng mục tiêu với nhau và cung cấp cho mỗi nhóm những phẩm chất riêng của mỗi cá nhân. Vì vậy, với mỗi tính cách của mỗi con người sẽ có hiệu quả khi đại diện cho tất cả người dùng.

Trước tiên, để hiểu khái niệm về persona thì bạn cần phải hiểu khái niệm nguyên mẫu. Nguyên mẫu là mô hình ban đầu mà các mô hình sau sẽ theo mẫu đó mà xuất hiện.

Carl Jung – nhà phân tâm học nổi tiếng người Thụy Sĩ đã nghiên cứu rất kỹ khái niệm này bạn có thể nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về khái niệm này. Một ví dụ điển hình của nguyên mẫu là “The Shadow” – biểu tượng bằng hình ảnh Darth Vader, Agent Smith hoặc Mr. Hyde.

Mặc dù mỗi nhân vật có phẩm chất đặc biệt nhưng họ cũng có một số phẩm chất chung của những Shadow.

Khi chúng tôi xây dựng persona, chúng tôi sử dụng dữ liệu (như khối lượng từ khóa tìm kiếm, nghiên cứu thị trường, các cuộc thăm dò người dùng, phân tích web…) để tìm thấy những phẩm chất chung ấy tương tự qua rất nhiều người. Khi nó được xem là thực sự quan trọng để tạo ra cá tính thì chúng tôi muốn có một nhân vật giống như một con người thực sự. Một con người thực sự không phải là trong độ tuổi từ 35-45 tuổi mà là được sinh ra tại một thời điểm cụ thể vào một ngày cụ thể.
Khi tạo ra personas, chúng tôi tìm kiếm độ chính xác. Chúng tôi sẽ cung cấp cho persona một độ tuổi cụ thể biết rằng nó không phản ánh chính xác độ tuổi của mỗi người được đại diện trong persona của chúng tôi.

Kết hợp người tìm kiếm Personas vào SEO

Lý tưởng nhất, khi bắt đầu nỗ lực phát triển persona thì bạn hãy sử dụng phương pháp "top-down", bạn bắt đầu bằng cách tạo ra tiếp thị số personas sẽ làm việc trên tất cả các kênh (không phải chỉ tìm kiếm công cụ tiếp thị). Bạn tiếp tục bằng cách thực hiện phân tích sâu hơn về thói quen của mỗi persona từ góc độ tìm kiếm tự nhiên.

Tôi thích cách tiếp cận này bởi vì cùng một personas cấp cao có thể được sử dụng để kết hợp chặt chẽ với tất cả các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số (và thậm chí có thể ẩn) – tất cả mọi người tham gia vào tiếp thị và sản xuất nội dung (không phải chỉ SEO) sử dụng các persona giống nhau.
Khi đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng các persona thì hãy suy nghĩ về quy trình của bạn ví dụ như:

- Chọn mục tiêu personas: hạng người nào mà bạn đang tìm kiếm để thu hút đến trang web của bạn? Nhóm họ lại với nhau thành 3-5 nhóm và cho họ chức danh để họ tương tác với nhau.

- Chú ý đánh dấu: tập hợp một số thành viên nhóm với nhau và suy nghĩ để thêm thông tin về mỗi persona bằng cách sử dụng kiến thức hiện có và giả định của bạn. Trên thực tế, có một vài người sử dụng ghi chú thực sự nhưng về cá nhân tôi thì tôi thích ghi ra một bảng Excel lớn.

- Xác định ngữ cảnh kinh doanh: kiểm tra công việc để chắc chắn rằng mỗi persona là phù hợp với mục tiêu kinh doanh, dịch vụ và bạn hoàn toàn hiểu được ngữ cảnh. Bạn cần phải ghi chú thêm điều này.

- Thu thập dữ liệu: có thể nói đây là phần khó khăn nhất trong tiến trình này. Dữ liệu không dễ dàng có được và những dữ liệu tốt thường là rất tốn kém. Một điều cực kỳ quan trọng đó là bạn sử dụng đúng các dữ liệu và giải thích một cách chính xác nếu bạn không muốn personas bị lệch hướng. Đối với tìm kiếm, nghiên cứu từ khóa là một nguồn dữ liệu cực kỳ quan trọng.

- Tạo ra các thẻ: thu thập lại tất cả các chú ý và dữ liệu sau đó tổng hợp tất cả để có thể chia sẻ, in, “thẻ” trực quan hấp dẫn (một slide PowerPoint là rất hiệu quả) cho mỗi persona. Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là hướng đến một chân dung persona chính xác.

Kết quả cuối cùng có thể giống như thế này:





Cuối cùng, bạn muốn tất cả mọi người tham gia phải suy nghĩ và nói chuyện về mục tiêu personas khi phát triển và thực hiện các sáng kiến tiếp thị. Các persona là “người” bạn đang tiếp thị và có nhu cầu phục vụ.

Còn có rất nhiều vấn đề cần chia sẻ về cách xây dựng personas điều khiển bằng dữ liệu và cách quy trình nghiên cứu từ khóa bị ảnh hưởng. Chúng tôi muốn biết các cuộc thảo luận trong tương lai: bạn đã sử dụng những gì hoặc kế hoạch sử dụng personas trong các sáng kiến tiếp thị công cụ tìm kiếm của bạn?

- Bài viết của tác giả Guillaume Bouchard (SearchEngineWatch).
- Nguồn www.thegioiseo.com.


Untitled






Cũng giống như một vài người, tôi không nghĩ rằng Google đã lấy đi dữ liệu từ khóa hữu cơ của tôi. Tuy nhiên, các phân tích còn quan trọng hơn là các từ khóa và dựa vào các phân tích đó chúng tôi sẽ có được những thông tin tuyệt vời có thể giúp cho chiến lược tiếp thị của chúng tôi được tốt hơn. Với cùng một dữ liệu có thể cải tiến một phần chiến lược xây dựng liên kết. Và quan trọng nhất là bạn phải biết phân tích đúng nơi.

Lưu lượng truy cập gián tiếp

Lưu lượng truy cập gián tiếp (Referral traffic) rõ ràng là quan trọng trong việc tìm hiểu các chiến dịch xây dựng liên kết hiện tại nhưng nó cũng có thể được sử dụng để xác định cơ hội liên kết mới. Tóm lại, phân tích sẽ nói cho bạn biết ai đã và đang liên kết đến bạn. Và liệu có cách nào tốt hơn để xác định các trang web bằng cách nhìn vào liên kết với trang đã liên kết với bạn?

Các trang web đối tác

Một phương pháp dễ dàng để nhận biết cơ hội liên kết tiềm năng để tìm hiểu xem trang web liên quan có các trang web đối tác hoặc các trang liên kết. Ví dụ, trong việc xác định liên kết với một trong các khách hàng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, chúng tôi thấy rằng các trang web PrecisionAg.com giới thiệu có 7 trang web liên kết liên quan khác đến sản xuất nông nghiệp. Trong khi tất cả bảy trang web nhắm mục tiêu không chính xác đến khách hàng của chúng tôi.




Để xác định liệu các trang web được liên kết với bất kỳ trang nào khác hay không, hãy xem các liên kết trong phần footer và các phần khác.

Các trang web liên quan

Tương tự như các trang web đối tác, bạn có thể tìm các trang web có liên quan bằng cách vào SimilarSites.com, Similicio.us hoặc theo cách khác như: sử dụng tìm kiếm liên quan của Google [related:www.site.com].


Tác giả và biên tập viên

Nhiều nhà văn không phải họ chỉ viết cho một blog mà họ còn có một blog cá nhân, họ viết blog cho công ty của họ, họ viết blog cho một ngành công nghiệp nào đó…Ý tôi muốn nói ở đây là cần phải xem tác giả của các bài viết và xem cách họ viết cho bất kỳ trang web khác có thể liên quan đến kinh doanh hoặc ngành công nghiệp của bạn. Sử dụng tìm kiếm Google để tìm tên tác giả để thấy được những bài viết của họ.
Tìm kiếm trang web và giới thiệu từ khóa

Tôi đã từng tham dự một sự kiện BlogWell (http://www.socialmedia.org/blogwell/boston/) ở Boston, khi họ nói về cách họ sử dụng các truy vấn tìm kiếm để đến được với những ý tưởng cho nội dung mới. Tôi là một fan hâm mộ lớn của khái niệm này, đặc biệt là khi nói đến từ khóa long-tail. (Hãy nhớ rằng, vẫn còn dữ liệu từ khóa trong Webmaster Tools và nếu bạn chạy PPC, bạn có thể sử dụng các báo cáo truy vấn tìm kiếm) dữ liệu tìm kiếm trang web nội bộ cũng có thể có giá trị trong việc phát hiện ra những gì mọi người đang tìm kiếm trên trang web của bạn.

Vậy làm thế nào để nó liên quan đến các liên kết? Chim ruồi hướng tới trả lời câu hỏi của người dùng, nội dung trả lời những câu hỏi trở nên quan trọng hơn và có khả năng sẽ xếp hạng tốt hơn cho những truy vấn.

Vì vậy, tạo ra nội dung trả lời câu hỏi của người dùng và có thể coi đó như một nguồn tài nguyên cho mọi người. Bạn có biết những gì tạo nên một liên kết tuyệt vời? Câu trả lời chính là nguồn tài nguyên.

Dữ liệu xã hội

Liên kết xã hội cũng có thể là một chỉ số tuyệt vời cho nội dung sẽ liên kết đến. Bắt đầu bằng cách nhìn vào dữ liệu xã hội của bạn trong Google Analytics để xác định loại nội dung thu hút được nhiều người trong xã hội nhất. Đó là một danh sách các bài viết? Hay một bài viết về một chủ đề cụ thể? Lấy ra các bài viết được đề cập hàng đầu trong xã hội và bắt đầu tìm hiểu những đặc điểm chung của chúng. Ngoài ra cần phải theo dõi các kênh xã hội khác để xem nội dung nào được thực hiện tốt nhất trên kênh nào.

Twitter và Facebook cũng có thể cung cấp một số thông tin tốt giúp cho các chiến lược xây dựng liên kết của bạn. Twitter sẽ cho bạn thấy những bài viết nào được nhiều chia sẻ và được ưa thích nhất, trong khi đó Facebook thì cho bạn biết nếu hình ảnh hoặc bài viết cụ thể gây được tiếng vang lớn đối với người xem. Ví dụ, tại KoMarketing, chúng ta đều biết rằng danh sách các bài viết của chúng tôi hầu hết được chia sẻ trên Twitter và những liên kết thông thường khác.

Khi bạn có tất cả các dữ liệu này, bạn có thể bắt đầu tạo ra nội dung mà bạn nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt để thu hút được các liên kết và chia sẻ.

Vị trí dữ liệu

Bạn có biết về những người ở Upstate New York (http://www.buzzfeed.com/mjs538/thing...-new-york-love) ? Nghiêm túc mà nói thì họ là những con người tuyệt vời (http://en.wikipedia.org/wiki/Nick_Tahou_Hots). Bạn biết có bao nhiêu liên kết đến bài viết BuzzFeed (Kho tổng hợp tin tức nóng nhất)? Theo Majestic (https://www.majesticseo.com/reports/...exDataSource=F) thì nó rơi vào khoảng 1,164 liên kết.

Mọi người được kết nối với nơi họ lớn lên, nơi họ đã từng đi học và nơi họ đang sống. Bằng cách xác định điều đó thông qua phân tích, bạn có thể tạo ra nội dung và liên kết chiến lược để nhắm mục tiêu vào.

Lưu ý: ngay bây giờ Google Analytics có một số dữ liệu nhân khẩu học về thông tin khách truy cập trang web như tuổi, giới tính và quyền lợi.

Bắt đầu đào bới!a

Ngày nay, với tất cả những thách thức phải đối mặt của các nhà xây dựng liên kết thì việc đưa ra ý tưởng xây dưng liên kết mới có thể gặp khó khăn. Bằng cách sử dụng dữ liệu phân tích và sự hiểu biết về đối tượng, bạn có thể thúc đẩy các chiến dịch hiện tại và tạo ra mục tiêu chiến dịch mới dựa trên dữ liệu thực tế.

- Bài viết của tác giả Casie Gillette (SearchEngineLand).
- Nguồn thegioiseo.com.


Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Cách để Live Blog có được các liên kết và tiếng tăm






Apple vừa có một thông báo làm cho cả thế giới phải điên đảo. Hàng nghìn nhà báo và fanboys tập trung tại một hội trường ở phía Bắc California để nghe tin này. Họ là những người đầu tiên biết sản phẩm sắp ra mắt trước công chúng và cách làm cho cuộc sống trở nên giàu có và chúng tôi đang ngồi trong phòng để nghe Tim Cook nói về chủ đề này.

Chúng tôi cảm thấy như đang được kết nối đến sự kiện này bởi có một vài người trong đó đã chụp ảnh và dựng ra một câu chuyện và ngay lập tức được công bố trên các trang web. Chúng tôi đặt sự tin tưởng ở họ, họ chính là cánh cửa mở ra tương lai của chúng tôi. Và họ chính là những live blogger. 

Hiện tại tôi có một số bài đăng trên live blog và tôi muốn chia sẻ với bạn những lợi ích của việc viết blog trực tiếp và 10 bước đơn giản để bạn có thể bắt đầu với công việc này.

Lợi ích của Blog trực tiếp

Viết blog trực tiếp tại hội nghị lớn hay một sự kiện nào đó cung cấp rất nhiều lợi ích cho những người tham gia. Chắc bạn có thể đoán được một số lợi ích như việc tăng liên kết đến trang web và mang lại tiếng tăm cho bạn hoặc công ty của bạn. Dưới đây là một số chi tiết về lợi ích của viết blog trực tiếp:

- Tham gia truyền thông xã hội

Nếu bạn đang viết blog trực tiếp về một sự kiện hay hội nghị với hàng trăm hoặc thậm chí có hàng nghìn người tham dự thì đối với những người tham dự họ sẽ nghĩ đây là sự kiện quan trọng đối với họ. Sẽ có một lượng lớn các bức ảnh được chụp, hashtags thêm vào tweet của họ và ghi chép phác họa từng câu của người nói. Một số người có thể kết hợp hình ảnh, ghi chú và dùng vào một bài đăng trên blog, bạn sẽ tìm thấy chính mình trong một kịch bản lý tưởng cho việc khám phá nội dung bởi bạn đang trình bày với một lượng khán giả tham gia rất lớn. Do viết về sự kiện khi nó đang xảy ra và chia sẻ đến hashtags, bạn sẽ có một cơ hội lớn nhận được nhiều retweets, favorites và shares.

- Khả năng nhận liên kết mạnh

Bạn cũng có thể có được các liên kết từ bài viết tóm tắt hoặc các bản tin email có bản tóm tắt của bài báo viết về sự kiện, thường là những tên miền chất lượng. Chẳng hạn như, tôi có được liên kết từ các công cụ tìm kiếm Search Engine Land sau khi trực tiếp viết về sự kiện SMX Advanced 2013 (http://www.jeffalytics.com/smx-advan...e-day-1-recap/) bằng cách trả lời các yêu cầu của họ để liên kết trực tiếp với bất kỳ blog của sự kiện này. Bạn sẽ nhận thấy rằng bài viết của mình không chỉ bao quát nội dung của riêng mình mà còn liên kết trực tiếp đến các blogger khác của sự kiện. 
Mọi người sẽ quan tâm những gì bạn có thể nói trong khi các sự kiện hay hội nghị đang diễn ra. Bằng việc xuất bản một bài viết trên blog kịp thời bạn sẽ có một vị trí lý tưởng để khám phá nội dung và quảng cáo. Thậm chí bạn có thể cung cấp giá trị thực cho những người tham dự bằng cách chia sẻ suy nghĩ của bạn về sự kiện đang diễn ra. Suy nghĩ đó còn có giá trị hơn các các ghi chú viết bằng tay của những người tham dự. Khi đó blogger sẽ có cơ hội để viết theo giọng nói của mình.

- Giới thiệu diễn giả bằng giọng xu nịnh

Khi tôi trực tiếp viết một sự kiện cho MnSearch mà John Doherty đang nói, tôi đảm bảo sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về cuộc nói chuyện của John bao gồm cả ảnh chụp màn hình slide và hình ảnh đám đông khi tham gia. Và hôm nay, khi chúng ta tìm kiếm “John Doherty MnSearch” bạn hãy đoán xem những gì sẽ xuất hiện? Bài viết của chúng tôi sẽ xuất hiện với sự kiện này.
Do tóm tắt lại những ý chính của John và chia sẻ những nội dung quan trọng theo ý mình, tôi đã cung cấp một bài viết có giá trị hơn rất nhiều so với khoảng thời gian ngắn của buổi hội nghị ở Minnesota. 

- Và cho cả những người xem tại nhà

Khi nói đến hội nghị quốc gia thì chỉ có một vài người thực sự quan tâm sẽ tham dự sự kiện này. Phần còn lại chúng ta sẽ ngồi tại bàn làm việc để theo dõi trên Twitter. Nhiều khán giả trong hội nghị sẽ đọc tất cả các tweet và bấm vào tất cả các liên kết đến thông tin liên quan về hội nghị.

Nếu bài viết của bạn là một trong những liên kết đầu tiên mà họ nhìn thấy thì bạn sẽ tăng cơ hội được chia sẻ bởi những người trong buổi hội nghị đó, có thể họ sẽ giúp bạn lan truyền nội dung nhiều hơn nữa.

Bằng cách trình bày trực tiếp ý của người khác, bạn có thể có một bài viết chất lượng với thông tin được đóng gói và nó sẽ không mất nhiều thời gian để thực hiện. Bạn có thể thực hiện theo các định dạng trình bày của họ, sử dụng lời nói của họ để chia sẻ và có giới thiệu hoặc kết luận rõ ràng dựa trên bài diễn thuyết mà bạn đang xem. Bởi nếu có sự khởi đầu rõ ràng bắt đầu – thân bài – kết luận, bạn có thể tránh được các hoạt động làm mất thời gian như thiếu ý tưởng và thiếu quyết đoán.
Nếu bạn chia sẻ chân thành cởi mở với độc giả về những bài viết vội vã nhằm phục vụ lợi ích của họ thì có thể họ sẽ thông cảm cho bạn với lỗi chính tả nhỏ hoặc câu văn còn nghèo nàn. Thậm chí có thể họ sẽ đề nghị bạn chỉnh sửa!

Công cụ viết blog trực tiếp – bạn cần gì để bắt đầu?

Bây giờ bạn đã bị thuyết phục về sức mạnh của việc viết blog trực tiếp, đã đến lúc bạn cần phải thực hiện. Đây là những điều cần thiết để bạn bắt đầu:

1. Chọn sự kiện mục tiêu hoặc hội thảo

Hội thảo với khán thính giả phương tiện truyền thông mạng xã hội là nơi lý tưởng để bắt đầu vì bạn biết rằng họ sẽ có khả năng phát hiện ra bài viết của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được bí mật gì sẽ được chia sẻ trong bài diễn thuyết này. Nếu bạn nói cụ thể không chia sẻ thông tin nào đó ra bên ngoài thì hãy loại bỏ nó ra khỏi bài viết của bạn.

Bài viết tốt nhất là các bài thuyết trình độc quyền chứa thông tin không có sẵn. Cả thông báo về sản phẩm sắp ra mắt hay bài phát biểu sẽ sử dụng cấu trúc chung của bài thuyết trình để người đọc có thể dễ dàng theo dõi trên blog của bạn.

2. Chọn một vị trí ngồi tốt giữa đám đông

Trong khi bạn chụp ảnh người nói và trình bày lại nội dung của họ, bạn không muốn sẽ chụp những cái đầu lô nhô của khán giả. Bằng cách ngồi giữa lối đi, bạn có thể đưa tay ra để chụp được những bức ảnh ưng ý nhất.

3. Sử dụng một máy ảnh với tính năng zoom

Mặc dù máy ảnh trên điện thoại thông minh có chức năng zoom rất tốt, nhưng tôi khuyên bạn hãy sử dụng một máy ảnh với chức năng zoom. Bằng cách phóng to vấn đề trọng tâm, bạn có thể loại bỏ được những phiền nhiễu từ các bức ảnh của bạn và khả năng làm giảm kích thước tập tin.

4. Phần mềm chỉnh sửa và cắt hình ảnh


Thật là khó khăn khi lấy tấm hình hoàn hảo của diễn giả trên sân khấu. Bạn có thể làm cho bài viết của bạn chuyên nghiệp hơn bằng cách chỉnh sửa và cắt hình ảnh trước khi bạn xuất bản trên các trang web. Tôi khuyên bạn nên sử dụng phần mềm iPhoto để chỉnh sửa bởi nó rất dễ sử dụng và không tiêu tốn quá nhiều pin. Bạn cũng có thể cắt hình ảnh trong điện thoại thông minh nếu bạn không đủ kiên nhẫn để chỉnh sửa trên máy tính.

5. Phác thảo bài viết trong Offline Blog Editor

Tôi khuyên bạn nên sử dụng phần mềm này. Bạn cần phải sử dụng một trình soạn thảo blog để viết các bài viết. Đừng cố sử dụng một ứng dụng trên điện thoại di động hay một tài liệu word, một ghi chú chương trình để gửi trực tiếp đến blog của bạn. Lý do rất đơn giản: bạn có thể viết toàn bộ bài viết của bạn trong một trình soạn thảo và submit đến blog khi thực hiện. Đảm bảo rằng bạn sẽ không bị chậm tiến độ do kết nối internet bị mất và bạn có thể upload trực tiếp trên blog khi thực hiện.



Tôi sử dụng công cụ chỉnh sửa trên MAC gọi là Mars Edit (http://www.red-sweater.com/marsedit/), nó cung cấp khả năng thêm hình ảnh và lời nói trong bài viết. Khi tôi sẵn sàng xuất bản ra trang web, thông tin này được gửi trực tiếp đến Wordpress như một bài viết dự thảo trên blog. Điều này cho phép tôi viết 90% trước khi cần kết nối Internet. Vì hầu hết các hội nghị lớn có kết nối Internet kém thì tính năng sẵn có này chính là phao cứu sinh của bạn.

Người dùng Windows sẽ muốn thử ứng dụng Windows Live Writer (http://www.microsoft.com/en-us/downl...s.aspx?id=8621 ) để soạn thảo bài viết của họ.

6. Đảm bảo kết nối Internet chất lượng

Ngay cả khi có một biên tập viên offline để làm phần lớn các công việc còn lại thì bạn vẫn cần một kết nối internet để thúc đẩy bài đăng trực tiếp của bạn. Vì trong bài viết của bạn sẽ có hình ảnh được tải lên nhưng điều quan trọng là bạn tìm thấy một kết nối internet tốc độ cao để có thể tải lên nhanh chóng hình ảnh này. Lúc này bạn cần phải rời khỏi buổi hội nghị và tìm đến nơi nào có kết nối wifi mạnh.

7. Liên kết với các sự kiện hoặc hội nghị Hash Tag trên Twitter và Google+

Trước khi bắt đầu để viết bài trực tiếp trên blog, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ tự giới thiệu về mình với hội nghị hashtags trên Twitter và Google+. Bạn có thể nói đơn giản như “Tôi rất vui mừng được tường thuật trực tiếp chủ đề chính của hội nghị này” bạn sẽ cho người khác thấy được rằng bài viết của bạn có giá trị và cần phải đọc ngay.

8. Mang theo Laptop với thời lượng pin dài

Nếu bạn đang viết một sự kiện, hãy đảm bảo rằng latop của bạn có tuổi thọ pin dài. Cả hai lần khi tôi đang viết bài cho hội nghị của Google Analytics Summit (http://www.jeffalytics.com/google-an...ncements-2013/), tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian với việc máy tính bị hết pin khi đang viết bài.

9. Chia sẻ bài viết cuối cùng với cộng đồng

Bạn không nên hạn chế việc chia sẻ bài viết trên blog. Hãy nhìn vào các cộng đồng có liên quan trên Google+ và viết giới thiệu lý do tại sao bài viết của bạn là quan trọng cần phải đọc. Làm việc này tương tự với LinkedIn, Facebook, Twitter, Stumbleupon, Reddit hoặc bấy kỳ cộng đồng nào khác có thể tìm thấy bài tóm tắt của bạn trong những sự kiện hữu ích.

10. Truyền bá bài viết


Nếu bạn không phải là người duy nhất viết blog trực tiếp, hãy chia sẻ bài viết của những người khác. Làm như vậy thì bạn sẽ không thiên vị và bạn có được thiện chí từ người khác. Điều này cung cấp lợi ích cho tất cả các bên liên quan và tránh tai tiếng.


Suy nghĩ cuối cùng về Live Blog

Khi nói đến việc hưởng lợi từ việc xuất bản một blog trực tiếp thì thời gian chính là yếu tố quan trọng để thành công. Việc bài viết của bạn xuất bản sớm sẽ là một cơ hội tốt để bạn gây được sự chú ý của người tham dự hội nghị. Mục tiêu của tôi cho một bài viết blog trực tiếp là để có được thông tin đầy đủ được đăng trên các trang web trong vòng từ 1-2h sau khi buổi thuyết trình được diễn ra. Nếu bạn có thể hoàn chỉnh bài viết một cách kịp thời thì bạn có thể tìm thấy chính mình tại phần lớn những nguồn chia sẻ của hội nghị.

Sau khi tham dự hội nghị họ sẽ quay trở lại văn phòng của họ, như vậy cơ hội để bạn tiếp cận họ sẽ bị hạn chế rất nhiều. Chìa khóa cho việc viết blog trực tiếp là bắt đầu sớm và thúc đẩy thường xuyên.

Đến lượt bạn

Bây giờ sẽ đến lượt bạn. Nếu bạn đi đến một cuộc họp hoặc một sự kiện địa phương thì tôi rất mong được xem bài viết của bạn ! Nhiều người trong số chúng ta sẽ bỏ cả ngày để kiếm được một vài liên kết. Tôi chỉ gợi ý rằng bạn nên bỏ một vài giờ để kiếm liên kết. Đó là một cái giá quá rẻ để trả tiền cho các liên kết và tiếng tăm.

- Bài viết của tác giả Jeff Sauer (Seomoz).
- Nguồn www.thegioiseo.vn.


Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Thiết kế website giáo dục, Trường học, Trung tâm đào tạo






Kính thưa quý các đơn vị  giáo dục, trung tâm đào tạo !

Trường học, trung tâm đào tạo  muốn giới thiệu cơ sở, chương trình đào tạo, những hoạt động, sự kiện đến đông đảo mọi người thì phải cần có một  website. Học viên cần tham gia các hoạt động, tìm tài liệu, xem điểm, đặt câu hỏi cho giáo viên nhà trường cũng cần đăng nhập website để thực hiện các công việc đó. Giáo viên muốn quản lý điểm, hồ sơ, danh  sách học sinh, lớp học website cũng đáp ứng những nhu cầu này.

Dịch vụ thiết kế website tại Nghệ An - Quang Minh Tech xin giới thiệu gói thiết kế wesbite chuẩn SEO trường học với các chức năng cần thiết cho 1 website trường học như sau :

SttModuleGhi chú
1Trang chủFlash, banner, logo thiết kế hợp lý
2Module Giới thiệu trườngTrình bày thông tin giới thiệu về trường, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, các đơn vị thành viên.chính sách chất lượng
3Module PHÒNG BANGiới thiệu các phòng ban, cơ cấu tổ chức trong trường
4Module KHOA TỔ BỘ MÔNGiới thiệu các khoa tổ bộ môn, hình ảnh giáo diên, chính sách học tập…
5Module TUYỂN SINHGiới thiệu các chương trình tuyển sinh, thông báo, lịch học tập…
6Module SINH VIÊN – ĐOÀN THỂGiới thiệu chương trình hoạt động, sinh viên đoàn thể trong và ngoài trường. lịch công tác đoàn. hình ảnh hoạt động
7Module VĂN BẢN BIỂU MẪUChia sẽ văn bản, giáo trình giảng dạy, kho tư liệu download cho học sinh, sinh viên. dạng thư viện nhỏ
8Module HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNGGiới thiệu các hình ảnh về trường học, các hoạt động đoàn thể.
9DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔILà nơi trao đổi học tập, tư vấn của các học sinh sinh viên trong và ngoài trường.
10Module đối tácGiúp đưa thông tin về đối tác – khách hàng
11Module tin tức mớiTrình bày tin tức theo nhiều cấp tin. Cho phép tạo nhiều lựa chọn như tin mới, tin nổi bật
12Module quảng cáoCho phép đặt các quảng cáo logo, banner trên website
13Form liên hệ trực tuyếnCung cấp 1 mẫu biểu trực tuyến cho phép khách hàng của doanh ngiệp có thể dễ dàng gửi những đánh giá, nhận xét cũng như những yêu cầu của mình đến với doanh nghiệp
14Bộ đếm số người đã truy cập websiteCung cấp thông tin về số lượt người truy cập website công ty
15Quảng bá trực tuyếnSubmit website của Quý khách hàng lên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN
16Bảo trì webMiễn phí bảo trì website trong thời gian 1 năm
17Ngôn ngữMột ngôn ngữ (có thể thêm nhiều ngôn ngữ)
18DomainMiễn phí 1 năm domain Việt Nam edu.vn
19HostingMiễn phí hosting VN 1 năm
20Email> 20 Email theo tên miền

(*) Đặc biệt chúng tôi còn xây dựng hệ thống quản lý điểm, quản lý giảng dạy, đào tạo trực  tuyến cho quý đơn vị có nhu cầu .


Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Chi tiết xin liên hệ:


Dịch vụ  thiết kế web chuẩn SEO    –  Quang Minh Tech

Tel: 0912583639

Email: tqminh79@gmail.com

 
 
 


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Công cụ Author Markup của Google hữu hiệu cho tác giả không?

Nếu bạn đang kinh doanh qua website, bạn chắc cũng đang quản lý trang cá nhân của công ty mình. Và nếu bạn đang đăng nội dung về quá trình khởi nghiệp của mình, bạn luôn muốn mọi người xem bài đăng đó khi nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Một cách để tăng khả năng xem bài đăng là sử dụng công cụ Google Author Markup.

Bạn có thể đã thấy các bức ảnh của tác giả hiện ra trong trang kết quả tìm kiếm ngay bên cạnh nội dung mà họ tạo ra. Bức ảnh nổi bật và thu hút sự chú ý của mọi người – và Google thích điều đó.

Đó gọi là Google Author Markup. Đó là một phần của một hệ thống Google Authorship rộng hơn cho phép bạn liên kết nội dung tạo ra với lược sử Google+ của mình. Google Author Markup hiển thị một bức ảnh của tác giả bài viết có trong danh sách kết quả tìm kiếm Google. Công cụ này cũng giúp tăng độ uy tín của tác giả và trang cá nhân vì nó tạo sự thoả mãn cho người dùng Google khi thể hiện chất lượng tốt hơn của trang họ thích và kết quả tìm kiếm đáng tin cậy hơn.

Ý tưởng về việc đặt ảnh tác giả bên cạnh nội dung trong kết quả tìm kiếm bắt đầu khi Google+ được ra mắt. Bạn sử dụng lược sử Google+ và đánh dấu nội dung bạn vừa tạo ra để mọi người có thể đăng ảnh của bạn bên cạnh tác phẩm.


Qua việc đánh dấu bạn và nội dung của bạn, Google có thể biết được bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực đó hay không. Nội dung bạn tạo ra và có liên kết với lược sử Google+ càng chất lượng, thì khả năng càng cao Google sẽ xem bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Trên thực tế, có một vài lợi ích khi sử dụng Google Author Markup cho trang kinh doanh các nhân của bạn. Dưới đây là bốn lợi ích tiêu biểu:

1. Tỉ lệ nhấp chuột truy cập cao hơn (Click-through rate)

Author Markup giúp bạn nổi bật trong trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, bạn không bao giờ chắc chắn được điều đó. Đó là lý do tại sao tổ chức tiếp thị qua công cụ tìm kiếm Catalyst kiểm tra tác động của Author Markup đến tỉ lệ nhấp chuột truy cập.

Catalyst có kết quả rằng Author Markup có thể tăng CTRs. Giám đốc Bộ phận Tìm kiếm của Catalyst, Eddie Ammanuel có bài viết trên trang cá nhân giải thích cách họ tăng được 150% số lượt khách xem trên trang. Bằng cách sử dụng Google’s Authorship Markup và đăng ảnh tác giả trong kết quả tìm kiếm, họ đã tăng được thứ hạng tìm kiếm.

Kết quả bất ngờ hơn là kiểm tra của Cyrus Shepard - nhà sáng tạo nội dung lâu năm của Moz về hình ảnh tác giả sử dụng trong Author Markup. Ông tìm ra rằng việc sử dụng đúng hình ảnh tác giả giúp tăng CTR 35%. Ông cũng có một lưu ý quan trọng rằng không có công thức bí mật nào – bạn cần kiểm tra ảnh cá nhân để xác định hình nào tốt nhất, có tác động nhất.

2. Bảo vệ nội dung và xây dựng thương hiệu của mình

Author Markup gây khó khăn cho những ai muốn lấy cắp nội dung trên trang của bạn. Nếu mọi người thấy nhiều kết quả tìm kiếm về cùng một bài đăng trên cùng một trang, nhưng ảnh tác giả chỉ xuất hiện bên cạnh một trang duy nhất, trang đó và cá nhân đó sẽ được tin tưởng nhiều hơn.

Tương tự, khi bạn đăng ảnh của mình bên cạnh bài viết, bạn bổ sung lược sử của mình. Bạn xuất hiện nhiều hơn trong kết quả tìm kiếm, nội dung của bạn được chú ý nhiều hơn và bạn được nhìn nhận có độ tin cậy cao.

Quan trọng hơn, nó giúp tăng độ tin cậy của mọi người với bạn và các ý kiến bạn đưa ra. David Gould, giám đốc sáng tạo của công ty tiếp thi trực tuyến Vertical Measures, cũng cho rằng: "Đối với người dùng, công cụ này ủng hộ ý kiến rằng kết quả thu được là đáng tin cậy: liên kết này không chỉ là kết quả của thao tác SEO máy móc mà là từ một người chúng ta có thể học hỏi thêm".

Người dùng không tin vào các tác giả không có hình ảnh nhận dạng khi họ phải so sánh bài viết của các tác giả đó với những bài có tác giả đã khẳng định quyền tác giả của mình.

3. Có thêm lượt xem trên trang

Hãy cho rằng ai đó nhấp chuột vào một trong các liên kết của bạn có kèm ảnh tác giả trên trang kết quả tìm kiếm. Họ đến được bài viết của bạn, dừng lại trên trang trong một thời gian và sau đó chọn nút quay trở lại. Bởi vì người đó dừng lại trên trang trong một thời gian trước khi trở lại, họ thể hiện một mức độ hứng thú nhất định đối với nội dung của bạn.

Theo một báo cáo của Search Engine Land, khi một độc giả có hành vi như thế, họ thấy được nhiều liên kết với nội dung của bạn trong kết quả tìm kiếm. Điều đó giúp bạn dễ được nhìn thấy hơn và trang của bạn cũng có nhiều lượt xem hơn.

4. Tăng số người theo dõi

Khi bạn nhấp chuột vào ảnh đại diện của tác giả, bạn đang hướng đến lược sử Google+ của họ. Nếu mọi người thích bài viết của tác giả đó, có khả năng cao họ sẽ theo dõi tác giả trên Google+.

Một lợi ích khác của việc có nhiều người theo dõi trên Google+ là số lượng người theo dõi bạn có sẽ xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm ngay bên cạnh hình ảnh đại diện. Có càng nhiều người theo dõi, khả năng càng cao mọi người sẽ nhấp chuột vào trang của bạn trong kết quả tìm kiếm. 

- Bài viết của tác giả ERIC SIU (entrepreneur).
- Nguồn www.thegioiseo.vn.